Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đến với diễn đàn của các kỹ sư địa chất và dầu khí - Nơi hội tụ tài năng và tinh hoa của các kỹ sư địa chất và dầu khí - https://diachatdaukhi.forumvi.com

Share | 
 

 Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
NguyenMinhThong
Chủ thớt
Chủ thớt
NguyenMinhThong

Tổng số bài gửi : 63
Tổng điểm : 129
Điểm có được do khen (chê) : 14
Join date : 22/11/2011
Age : 42
Đến từ : HCMC

Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp   Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp Icon_minitimeTue Nov 22, 2011 4:58 pm

Lấy từ bài viết của Thiều Trung Thanh bên FB:

Ý NGHĨA CỦA CÁC THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG ĐKT

1- Thí nghiệm xuyên tĩnh
Có thể được thực hiện để làm rõ tính đồng nhất của địa tầng, đặc tính biến dạng và sức chịu tải của đất nền, dự tính sức chịu tải của cọc đơn.v.v. Thí nghiệm được thực hiện trong các lớp đất dính và đất rời không chứa cuội sỏi. Mục đích của thí nghiệm này là cung cấp thêm các thông tin để thiết kế và thi công các phần ngầm có độ sâu không lớn.

2 - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
Là thí nghiệm xuyên động được thực hiện trong hố khoan, được dùng làm cơ sở để phân chia các lớp đất đá, xác định độ chặt của đất loại cát, trạng thái của đất loại sét, xác định vị trí lớp đất đặt mũi cọc, tính toán khả năng chịu tải của cọc, cũng như thiết kế móng nông… Thí nghiệm này còn được dùng để xác định chiều sâu dừng khảo sát, đánh giá khả năng hoá lỏng của đất loại cát bão hoà nước.

3- Thí nghiệm cắt cánh
Được thực hiện trong các lớp đất có trạng thái từ dẻo mềm đến chảy, trong hố khoan để xác định sức kháng cắt không thoát nước của đất, cung cấp thêm các thông tin cho việc thiết kế và thi công các công trình ngầm có độ sâu không lớn.

4- Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan
Được sử dụng cho các lớp đất rời và đất dính và thực hiện được ở các độ sâu khác nhau để xác định đặc tính biến dạng và mô đun biến dạng ngang của đất đá. - Thí nghiệm ép nước trong hố khoan được dùng để xác định tính thấm nước, khả năng hấp thụ nước của đá gốc nứt nẻ. Bản chất của phương pháp thí nghiệm là cách ly từng đoạn hố khoan bằng các nút chuyên môn, sau đó ép nước vào các đoạn đất đá cách ly với các chế độ áp lực định trước.

5- Thí nghiệm hút nước từ hố khoan
Nhằm xác định lưu lượng, hệ số thấm, kể cả của đất ở thành hố móng, độ dốc thuỷ lực và khả năng có thể sinh ra áp lực thuỷ động… phục vụ cho công tác thiết kế chống giữ và chống thấm cho thành và đáy hố móng, công tác thiết kế thi công hạ mực nước ngầm.

6- Quan trắc mực nước
Để xác định chế độ biến đổi mực nước dưới đất trong khu vực khảo sát. Chế độ nước trong đất được đo bằng hai loại thí nghiệm.

7- Đo mực nước tĩnh (ống standpipe):
Chiều sâu đặt ống < 15m nhằm cung cấp các thông tin về chế độ nước mặt. Ống đo nước cho phép thấm vào bên trong trên toàn bộ chiều dài. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công hố đào, tường tầng hầm , đề xuất biện pháp làm khô đáy móng cho việc thi công.

8- Đo áp lực nước theo độ sâu (ống piezometer):
Độ sâu đặt đầu đo phụ thuộc vào cấu tạo địa tầng và vị trí tầng chứa nước. Các kết quả đo được sử dụng cho việc thiết kế thi công cọc nhồi, tường trong đất, các giải pháp thi công theo công nghệ ướt (chọn công nghệ thi công thích hợp). - Thí nghiệm xác định điện trở của đất: được thực hiện trong lòng hố khoan theo độ sâu để cung cấp các thông số thiết kế chống sét và tiếp đất
- Trong một số trường hợp cần xác định tầng hoặc túi chứa khí trong đất có khả năng gây nhiễm độc hoặc cháy nổ khi khoan cọc nhồi hoặc đào hố móng sâu
- Khi khảo sát phục vụ cho thiết kế kỹ thuật và lập bản vẽ thi công móng cọc, tiến hành công tác thí nghiệm nén tĩnh để xác định sức chịu tải của cọc đơn và các phương pháp khác để kiểm tra chất lượng cây cọc. Khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.


Được sửa bởi Admin ngày Tue Nov 22, 2011 6:08 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://diachatdaukhi.forumvi.com
NguyenMinhThong
Chủ thớt
Chủ thớt
NguyenMinhThong

Tổng số bài gửi : 63
Tổng điểm : 129
Điểm có được do khen (chê) : 14
Join date : 22/11/2011
Age : 42
Đến từ : HCMC

Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp   Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp Icon_minitimeTue Nov 22, 2011 6:07 pm

Tớ xin phép được chuyển một số comment ở FB qua đây để mọi người tiện theo dõi:

Duy Phuong

Thí nghiệm xuyên tĩnh là ấn vào trong đất một dấu côn cùng với hệ thống cân xuyên bằng lực tĩnh để xác định sức kháng xuyên của đất. Khi thí nghiệm, vận tốc xuyên phải bảo đảm không đổi theo quy định. Thí nghiệm xuyên tĩnh chỉ sử dụng trong đất loại sét (đất dính) hoặc đất rời có hàm lượng các hạt lớn hơn 10mm nhỏ hơn 25%. Mục đích thí nghiệm là xác định ranh giới các lớp đất và bề mặt đất đá nửa cứng hay cứng, xác định độ đồng nhất của các lớp đất. Xác định độ chặt của đất sét, đối chứng với khoan khảo sát và thí nghiệm trong phòng để phân loại đất và xác định một số đặc trưng độ bền của lớp đất. Xác định sơ bộ sức chịu tảo của móng cọc...Hiện nay ở nước ta thường dùng loại thiết bị xuyên tĩnh côn kiểu GOUDA (Hà lan) chạy bằng dộng cơ (xuyên máy) hay quay tay (xuyên thủ công). Trình tự thứ nghiệm là neo và lắp thiết bị, sau đó tiến hành thí nghiệm, ghi chép kết quả thí nghiệm và cuối cùng là xử lý kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh.... " Em chỉ biết về xuyên tĩnh thôi, mấy cái kia chưa có học, chỉ đóng góp vậy...hehe

tacongthanhvinh:

1- Thí nghiệm xuyên tĩnh
Không lớn là bao nhiu nhỉ bạn Thanh.Smile Thế có vẻ dùng cái này thì phân tần tốt nhất àh. hay còn cái test nào tốt hơn nữa ko?

2 - Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
Xét đến hiện tượng hóa lỏng mà chỉ sử dụng anh này k...hông thì hơi mạo hiểm. Phải kết hợp PMT. Khi đó mới đanh giá duoc Ko của đất tốt hơn nhỉ.

3- Thí nghiệm cắt cánh
Tốt nhất phải hiệu chỉnh Su, sau đó mới dùng. Nếu dùng Su thì có vẻ hơi tự tin quá. Chưa an toàn lắm

4- Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan
Cái này có vẻ mình chưa áp dụng nhiều nhỉ. Giá thành của nó ra seo có anh em nào nắm hem ta..

5- Thí nghiệm hút nước từ hố khoan
No comment. hehhe

6- Quan trắc mực nước
No comment. heheh

7- Đo mực nước tĩnh (ống standpipe):
No comment. hehhe
8- Đo áp lực nước theo độ sâu (ống piezometer):
ANh này có sai số và vài khuyết điểm cần phải chú ý khi sử dụng. Nhất là vị trí lắp đặt (nếu dùng chung PVD) và độ nghiêng, phải hiệu chỉnh độ lún khi sử dụng theo thời gian.

Ta Cong Thanh Vinh:

Bổ dung luon 1 test khác ít duoc quan tâm là EPC (earth pressure test) dùng đo ứng suất tổng của tác dụng lên nền.

Ta Cong Thanh Vinh:

Còn em cũng góp vài dòng về mấy cái bác nói: 1. CPTU chẳng qua là CPT kết hợp đo u của nước lỗ rỗng thui. 2. Điển trở suất giống như phân tầng, xác định dị thường trong đất (ngày xưa có bác nào đề nghị dùng pp này để xác định vị trí hố tử thần thì phải), vì tính chất cản trở dòng điện của mỗi loại vật liệu khác nhau.3. Karotaz hình như dùng trong thủy văn nhỉ, cái này chịu..hehhe chỉ nghe chứ chưa tùng thấy số liệu.

Thiều Trung Thanh

‎1. Thí nghiệm CPT- Em có nói CPT giúp phân tầng tốt nhất đâu, ban đầu e cũng thấy trong các TN hiện trường thì ông CPT giúp hỗ trợ phân tầng tốt nhất. qc của TN CPT đưa ra độ chặt của đất cát (20TCN -174-89 hay theo ông... Meyerhof) chuẩn, xác định ranh giới địa tầng tốt vì 20cm ghi nhận kết quả. Còn gọi tên đất thì cứ theo thành phần hạt của thí nghiệm trong phòng là ổn. Việc phân tầng cơ bản kết hợp hiện trường và trong phòng, hay sử dụng càng nhiều PP càng chính xác. Sau bác Khánh bảo khoan lấy mẫu 100%, nó lên thế nào thì nhìn cột đất ấy mà phân. Vậy nếu chỉ dùng TN hiện trường mà phân tầng thì cái nào là chuẩn hơn cả? 100% - 20cm - 1m/2m - địa vật lý? Mà cũng chả mấy ai phải phân tầng theo TN hiện trường. Hỗ trợ phân chia địa tầng là 1 trong những ý nghĩa của TN CPT.

Ta Cong Thanh Vinh:

Cai nay thi chua chac nhé. Vì phai dua vào nhieu lí do. Thu nhat chat luong khoan KS khong duoc đảm bảo, rồi lí do nội bộ, ăn chia, ... Nên cái nào tốt thì còn tùy nhé

Tran Duy Khanh
[You must be registered and logged in to see this link.] co the vao day download du lieu ve nghien cuu them nhe

Chúc mọi người tham gia thảo luận nhiều thành công!
Về Đầu Trang Go down
https://diachatdaukhi.forumvi.com
 

Giới thiệu về các phương pháp thí nghiệm hiện trường thường gặp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Thí nghiệm nén ngang trong hố khoan
» Phương pháp chỉnh lý và thống kê các chỉ tiêu cơ lý của đất
» THI NGHIEM XUYEN TINH
» Thí nghiệm xuyên tĩnh (CPT - CPTu)
» Thí nghiệm nén ba trục

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: ĐỊA KỸ THUẬT - XỬ LÝ NỀN MÓNG :: Thí nghiệm hiện trường-